Có thể bạn quan tâm?

Giờ khám bệnh của bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh

BỆNH VIỆN UNG BƯỚU TP.HCM

Địa chỉ: 3 NƠ TRANG LONG, P.7, Q. BT, TP. HCM

Điện thoại: (08)8433021

Giờ khám bệnh như sau:

Giờ làm việc bệnh viện Ung Bướu bắt đầu từ 6 giờ sáng đến 17h chiều.

Chi phí giá khám bệnh như sau:

Kinh nghiệm đi khám tại bệnh viện Ung Bướu:

Không đặt trước được đâu.

1. Đi sớm mua sổ (4 giờ sáng)
2. Có sổ lấy số thứ tự khám sơ trước
3. Chuyển qua khám chuyên ngành kỹ hơn (đầu, cổ, nội tạng…)
4. Nên khám tư nhân vì khám ở BV rất đông, khám sơ sài lắm

Thường thì kéo dài nhất là khâu xếp hàng lấy số thứ tự, khâu xét nghiệm.

Chiến đấu với ung thư là chiến đấu trường kỳ, mình đang trải qua nên có vài kinh nghiệm vậy. Nếu có kết quả thì pm cho mình, mình giới thiệu vài bác sĩ, họ sẽ theo dõi song song với quá trình khám luôn.

5. Đặt lịch khám Ung bướu TP HCM qua tổng đài 1080
Thay vì phải đến viện chờ lượt khám, từ nay những bệnh nhân cũ của Bệnh viện Ung Bướu TP HCM chỉ cần gọi điện hẹn trước qua tổng đài 1080.

Một số thực tế khi khám tại bệnh viện Ung Bướu:

Mười hai lần từ Bến Tre lên BV Ung bướu lúc 6h sáng, lượt khám của hai vợ chồng anh Đinh Thanh Dũng bao giờ cũng nằm từ số 20-30. Đến sớm là vậy, nhưng gần 10h, anh Dũng mới đến lượt mình.

"Bác sĩ khám thì chỉ mất có 10 phút thôi. Thời gian còn lại là chờ lấy đơn thuốc, nộp tiền cho phòng tài vụ, sau đó lấy thuốc ở khoa Dược rồi trở lại khoa Nội 4 để vô hóa chất. Vô hóa chất cũng mất dăm ba tiếng nữa", anh Dũng nói.

Có nên khám bảo hiểm tại bệnh viện Ung Bướu Không?

Nhiều ngày có mặt tại Bệnh viện Ung bướu, chúng tôi chứng kiến nhiều bệnh nhân nghèo phải ứa nước mắt, chấp nhận bỏ BHYT, chi nhiều tiền để dùng đủ loại dịch vụ.

Sáng 4-11, tại quầy hướng dẫn siêu âm, hễ bệnh nhân nào đưa sổ khám bệnh BHYT ra thì hai nhân viên nữ liền tỏ vẻ khó chịu. Nhận sổ khám từ anh Thành (43 tuổi, quê Trà Vinh), nhân viên tên C. cau mày: "Làm ngoài giờ hay trong giờ? Trong giờ phải chờ lịch hẹn, ngoài giờ làm sớm hơn. Chọn loại nào?".

Anh Thành hỏi làm trong giờ sao phải chờ. Nhân viên này lớn giọng: "Người ta đăng ký siêu âm BHYT mấy ngày nay mà chưa tới lượt. Làm bảo hiểm thì chiều mai. Còn làm dịch vụ thì được làm trong hôm nay hoặc 6g ngày mai. Chọn giờ nào? Có bỏ bảo hiểm hay không?".

Anh Thành suy nghĩ hồi lâu rồi trả lời: "Thôi cô cho tôi làm dịch vụ, chứ chờ đến ngày mai thì tối nay ngủ ở đâu". Nhân viên này yêu cầu anh Thành ký vào một tờ giấy với nội dung tự nguyện chuyển sang dùng dịch vụ…

Chưa hết, nhân viên khu siêu âm còn thông báo cho bệnh nhân nếu siêu âm BHYT thì… ba ngày sau mới có kết quả, còn siêu âm dịch vụ chỉ 15 phút lấy kết quả nên không ít người ở tỉnh khác đành bỏ BHYT qua khám dịch vụ.

Theo quan sát của chúng tôi, trong hai giờ (từ 8g-10g ngày 4-11), 50 bệnh nhân đăng ký siêu âm thì có đến 36 người có BHYT phải chuyển sang dịch vụ. Trong khi đó tại khu vực này, lượng bệnh nhân siêu âm trong giờ hành chính khá thưa thớt, không hề quá tải như lý do nhân viên đưa ra.

Hiện tượng đẩy bệnh nhân BHYT qua dịch vụ

"Bảo hiểm xã hội TP.HCM có biết bệnh nhân BHYT đến Bệnh viện Ung bướu TP phải đóng thêm tiền dịch vụ mới được siêu âm trong ngày và được uống đồng vị phóng xạ sớm? Trách nhiệm của Bảo hiểm xã hội TP trong việc bảo vệ quyền lợi của người tham gia BHYT thế nào?".

Trả lời câu hỏi này của chúng tôi, bà Lưu Thị Thanh Huyền – phó giám đốc Bảo hiểm xã hội TP – nói: "Dù hết sức chia sẻ với sự quá tải của Bệnh viện Ung bướu, nhưng chúng tôi không thể nào đồng tình với việc đẩy bệnh nhân BHYT sang dịch vụ để bệnh nhân phải đóng thêm tiền chênh lệch".

Theo bà Huyền, ai cũng biết bệnh nhân ung thư phải tốn kém rất nhiều chi phí, không phải chỉ tiền điều trị bệnh mà còn cả tiền đi lại, ăn ở. Do vậy, bà Huyền cho rằng dù có khó khăn, quá tải, bệnh viện cũng không nên thu thêm dịch vụ mà nên triển khai siêu âm BHYT rộng rãi hơn nữa. 

Trường hợp người bệnh tự nguyện khám, chữa bệnh dịch vụ thì cũng nên minh bạch và giải thích rõ ràng với bệnh nhân. Nếu bệnh nhân không đồng ý dùng dịch vụ thì bệnh viện có thể chuyển bệnh nhân đến bệnh viện khác có điều kiện phục vụ người bệnh.

"Chúng tôi sẽ làm việc với bệnh viện để tìm hiểu vì sao bệnh nhân BHYT không có đồng vị phóng xạ để uống, bị vướng ở chỗ nào. Nếu bệnh viện thiếu máy siêu âm, có thể chuyển bệnh nhân BHYT đến bệnh viện xung quanh vì không chỉ có Bệnh viện Ung bướu mới có thể phát hiện và theo dõi được di căn ung thư" – bà Huyền nói.

Khám bằng thẻ bảo hiểm y tế 30 ngày sau mới có thuốc?

Sáng 28-10, hơn chục bệnh nhân đang điều trị tại khoa y học hạt nhân Bệnh viện Ung bướu vây quanh bàn quầy hướng dẫn để làm thủ tục đều được thông báo phải chờ một tháng sau mới được uống thuốc iôt phóng xạ!

Trong số đó có chị T.T.L.H. (ngụ Q.12, bị ung thư tuyến giáp) với khuôn mặt xanh xao, chui đầu hẳn vào ô kính để đăng ký uống thuốc iôt phóng xạ và xạ hình toàn thân.

"Đúng 13g30 ngày 25-11 chị đến đây sẽ được uống thuốc. Còn nếu không chờ được thì chuyển sang dịch vụ, đóng liền 4 triệu đồng sẽ được xạ hình toàn thân ngay và năm ngày sau sẽ được uống thuốc" – một nhân viên nói lạnh lùng.

Đắn đo một hồi, chị H. quyết định uống thuốc dịch vụ, còn xạ hình sẽ làm BHYT thì nhân viên này tắc lưỡi, giọng bực dọc: "Không, rắc rối lắm. Cái dịch vụ, cái bảo hiểm lôi thôi lắm. Người ta đăng ký một loạt như vậy, chị làm nửa vời sẽ nhầm. Người làm quyết toán cũng nhầm. Đây là quy định chung của bệnh viện".

Nói xong, nhân viên này bỏ đi lên lầu. Chị H. lật đật chạy theo năn nỉ cho được xạ hình toàn thân theo diện BHYT nhưng không được nên đến quầy dịch vụ đóng trọn 4 triệu đồng!

Lấy sổ xong rồi ngủ tiếp

Ghi nhận của chúng tôi cho thấy, mặc dù hầu hết bệnh viện (BV) ở TP.HCM 6 giờ sáng mới bắt đầu khám bệnh, nhưng từ 3 – 4 giờ sáng đã có rất đông người xếp hàng. Tại BV Ung bướu TP.HCM lúc 4 giờ, người chờ lấy số đã ngồi kín gần hết các dãy ghế, ai nấy trông đều mệt mỏi vì thiếu ngủ. 

Chị Nguyễn Thị Thanh Thúy (quê Long An) cho biết chị đến BV lúc 3 giờ 30. "Nếu không chịu khó đi sớm thì chờ lâu lắm, vì BV lúc nào cũng đông đúc, quá tải. Nhiều người ở xa hơn tôi họ còn đi từ lúc nửa đêm. Mình mà đi muộn, bốc số lớn thì có khi đến chiều tối mới khám xong". Tương tự, chị Mai (quê Lâm Đồng) đến BV Ung bướu từ khuya 24.3 để kịp khám vào sáng 25.3 cho hay: "Ở xa mà, phải chịu thôi, đông quá ai cũng vậy".

Mới gần 6 giờ sáng, số thứ tự khám bệnh ở BV Ung bướu đã lên đến gần 500, bằng 1/3 số bệnh nhân được khám trong ngày.
BV lúc nào cũng đông đúc, quá tải.

Nhiều người ở xa hơn tôi họ còn đi từ lúc nửa đêm. Mình mà đi muộn, bốc số lớn thì có khi đến chiều tối mới khám xong

Tại Viện Tim TP.HCM, nhiều người cũng có mặt lấy số thứ tự từ lúc 3 giờ sáng. Lấy số xong, họ trải ni lông hoặc khăn nằm ngủ ngay ở cổng viện. Có lẽ vì đã quen với hình ảnh những bệnh nhân xếp hàng chờ đợi mệt mỏi và tranh thủ ngủ nên các bảo vệ nơi đây không xua đuổi hay làm khó họ. 

Đến từ tỉnh Kiên Giang, cô Phù Thị Ngọc Bích chia sẻ: "Tôi lên để kiểm tra hoạt động của máy trợ tim và xét nghiệm lại. Nhưng nếu đi xe ban ngày thì không kịp vì còn phải bốc số thứ tự nữa, nên tranh thủ đi xe đêm mặc dù phải thức. Phải tranh thủ, vì nếu đi trễ, kéo dài đến hôm sau thì mệt mỏi và tốn kém lắm!". Nói xong, cô Bích đi đến mép tường gần cổng viện ngồi gục xuống ngủ.

Ở BV Đại học Y Dược, mới hơn 3 giờ sáng người chờ lấy số thứ tự đã xếp hàng dài từ trong ra tận cổng BV. Chị Huỳnh Thị Mai (quê Sóc Trăng) vui vẻ nói: "Tôi tới đây lúc 3 giờ, cũng may vừa kịp lúc xếp hàng nên khi phát số thứ tự tôi được số 2. 

Mọi lần lên trễ xếp hàng thôi cũng đủ mệt. Giờ có số rồi, tranh thủ ngủ đợi 6 giờ 30 vào khám". Cũng lấy được số thứ tự nhỏ, nhưng khá mệt vì một chuyến đi dài, ông Nguyễn Văn Chọi (tỉnh Cà Mau) vừa dụi cặp mắt đỏ hoe vì thiếu ngủ, vừa ngáp dài chia sẻ: "Hai bố con đi từ 8 giờ tối qua để sáng vào kịp giờ lấy số thứ tự nhỏ. Đi xa, say xe không ngủ được, giờ phải đợi đến 6 giờ 30, thật là mệt mỏi".

Thông tin thêm về bệnh viện Ung Bướu TP.HCM

Theo BS Lê Hoàng Minh, Giám đốc BV Ung bướu, bệnh nhân đông thường tập trung ở khoa Khám bệnh. Mỗi ngày, khoa khám bệnh của BV Ung bướu tiếp nhận khoảng 1.200 bệnh nhân. Ngày cao điểm, nhất là những ngày đầu tuần, bệnh nhân có thể lên đến 1.500/ngày.

"Bệnh nhân thường tập trung vào buổi sáng sớm, đặc biệt các bệnh nhân ở tỉnh có mặt tại BV vào lúc 5-6h sáng. Do đó, từ 1/4, khoa Khám bệnh sẽ bắt đầu điều chỉnh giờ khám bệnh, từ 6h sáng mỗi ngày thay vì là 7h30. Đi kèm với hoạt động của khoa Khám bệnh là các khoa Xét nghiệm, khoa Chẩn đoán Hình ảnh, và phòng Tài chính – Kế toán… cũng sẽ hoạt động từ 6h sáng và thông tầm từ 12h – 13h. Chủ yếu là để cho bệnh nhân không phải chờ đợi", BS Minh cho biết.

Những kíp khám đó có thể được nghỉ sớm vào 14h – 14h30. Bệnh viện chỉ điều chỉnh thời gian khám, nên chi phí khám bệnh sẽ vẫn như khám bình thường chứ không lấy theo giá khám ngoài giờ hay giá dịch vụ.

Đó là giải pháp thứ nhất để giải quyết giảm tải và không để bệnh nhân chờ đợi lâu ở khoa Khám bệnh. Còn trong các khoa điều trị thì sao? BS Trương Văn Trường – Trưởng khoa Ngoại 4, cho biết mỗi phòng mổ thường chỉ mổ được 3 ca/ngày.

"Tổng cộng khoa thường từ 300-400 bệnh nhân điều trị nội và ngoại trú. Do đó, để bệnh nhân nhập viện tuần này có thể mổ được vào tuần sau, 10 bác sĩ của khoa Ngoại 4 đã phải gồng gánh thêm ca mổ thứ tư trong ngày", BS Trường nói.

Theo BS Trường, từ trước đến nay, bệnh viện không triển khai nằm và mổ theo dịch vụ, dù rằng nhu cầu đó không phải ít.

BV Ung bướu vừa trình đề án khám bệnh dịch vụ lên Sở Y tế TP.HCM. Bắt đầu từ ngày 1/4, bệnh viện sẽ tổ chức điều trị dịch vụ ngày thứ bảy và Chủ nhật để giải quyết số bệnh nhân có nhu cầu.

Ngoài ra, cơ sở 2 của BV Ung bướu cũng đang chờ UBND TP.HCM phê duyệt. Bệnh viện quy mô 300-400 giường này dự kiến nằm ở khu đô thị mới – Khu Nam Bình Chánh. Bệnh viện này sẽ được trang bị các trang thiết bị kỹ thuật cao, đầy đủ tiện nghi theo kiểu vừa bệnh viện vừa khách sạn.

Đồng thời để giảm tải từ 50-60% bệnh nhân từ các tỉnh chuyển lên, BS Minh cho biết, bệnh viện sẽ liên kết hoặc liên doanh với các đơn vị khác. Một phần, các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh có thành lập những khoa ung bướu, nhưng đầu tư chưa đúng mức.

"Điều trị ung thư hiện nay là điều trị theo phương thức đa mô thức, phối hợp các vũ khí điều trị như phẫu trị, xạ trị và hóa trị. Nhưng các khoa ung bướu ở tuyến tỉnh thì đã được thành lập, chưa được trang bị các loại máy xạ trị… Do đó bệnh nhân bắt buộc phải chuyển lên thành phố", BS Minh giải thích.

Các khoa bắt đầu khám từ 6h sáng và không nghỉ trưa, nhất là siêu âm và chẩn đoán hình ảnh, lượng bệnh nhân có thể giải quyết tăng thêm được gần 100 bệnh nhân nữa so với bình thường.

Nguồn https://thongtintonghop.com